1. Trẻ hay ném đồ đạc
Nhiều đứa trẻ thích ném đồ chơi, điều khiển từ xa, đồng hồ báo thức… Chỉ trong vài phút, căn phòng ngăn nắp trở nên lộn xộn. Bố mẹ vô cùng tức giận, bé tỉnh bơ vì không hề biết là việc xấu.
Trên thực tế, ném đồ là một hoạt động khám phá của đứa trẻ, chúng bị cuốn hút bởi chuyển động của những vật bị ném. Nếu món đồ bị vỡ hoặc phát ra âm thanh hay lăn lông lốc, trẻ càng bị kích thích, trở nên tò mò và ra sức ném các đồ vật khác để mở rộng sự khám phá của mình.
Điểm tích cực ở hành động này là trẻ sẽ nhận thức được mối liên hệ giữa mình và không gian xung quanh, bằng cách ném, di chuyển đồ vật.
Giải pháp của bố mẹ: Thay vì cấm đoán, bạn có thể cất những thứ dễ vỡ, nguy hiểm lên trên cao, rồi chủ động chuẩn bị một chiếc hộp với những quả bóng, đồ chơi… và cùng chơi với con. Thi xem ai ném chính xác hơn. Sau khi bạn đáp ứng nhu cầu ném đồ, trẻ sẽ dần bỏ thói quen ném các thứ khác.
2. Trẻ thích xé giấy
Không cha mẹ nào thích con xé giấy vụn ra nhà. Nhưng thực tế, đây là việc giúp trẻ cử động tốt đôi tay. Bé thường rất ngạc nhiên khi thấy tay cử động theo các hướng khác nhau thì tờ giấy sẽ bị xé thành những hình thù khác biệt.
Các nhà tâm lý học tin rằng bàn tay là bộ não thứ hai của trẻ, tức là trẻ vận động đôi tay cũng đồng nghĩa với tư duy. Ngăn con hoạt động cũng đồng nghĩa với việc ngăn con suy nghĩ.
Giải pháp của bố mẹ: Bạn có thể đưa con những loại giấy sạch sẽ, không vướng mực, chì (như giấy báo) … để xé các hình thù khác nhau, giúp phát triển tư duy sáng tạo.
3. Trẻ thích đi chân đất
Các bà mẹ luôn cho rằng đất bẩn và ép con phải mang giày, đi tất. Nhưng bạn nhắc nhở thế nào, bé vẫn thích đi chân trần và chạy nhảy khắp nơi.
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trẻ em đi chân trần có thể giúp kích thích các dây thần kinh ở lòng bàn chân, giúp trẻ cảm nhận rõ mặt đất và điều chỉnh tốc độ theo trạng thái mặt đất, nhờ thế tư thế đi bộ đúng hơn. Trong khi đó, các nhà thiết kế tin rằng lòng bàn chân trẻ 0 – 10 tuổi vẫn chưa định hình, tốt nhất là đi chân trần, đi giày chỉ có tác dụng cho những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tránh gây tổn thương chân.
Giải pháp của bố mẹ: Khi thời tiết không quá khắc nghiệt, nên cho con đi chân trần nhiều hơn. Cũng có thể cho con đi tất chống trơn mỏng.
4. Trẻ bốc đồ ăn bằng tay
Việc cho trẻ ăn uống là “cơn ác mộng” với nhiều bà mẹ vì nỗi lo mất vệ sinh. Tuy nhiên, đừng dẹp “thói quen xấu” này của bé, nhất là khi bé ở độ tuổi 1-3. Đây là giai đoạn quan trọng để bé học cách ăn độc lập. Khi bốc tay cho đồ ăn vào miệng, trẻ gia tăng hứng thú ăn uống, đồng thời rèn luyện khả năng phối hợp tay và mắt, làm tăng sự tự tin và ý thức hoàn thành việc ăn.
Giải pháp của bố mẹ: Nên cho trẻ ngồi ghế ăn riêng, cung cấp cho bé một chiếc bát, thìa, yếm, rửa sạch tay cho con, và rồi để bé tự do khám phá thức ăn.
5. Trẻ không chịu chia sẻ đồ với bất cứ ai
Nhiều bà mẹ than phiền bé luôn nói “Của con” khi được yêu cầu chia sẻ đồ chơi hay bánh kẹo của mình cho bất cứ ai khác, nghĩ rằng con ích kỷ. Nhưng thực ra, đây là những nhận thức đầu tiên của con bạn về quyền sở hữu. Đứa trẻ không ích kỷ, đơn giản là cái tôi của bé đang phát triển.
Trước một tuổi, bé sẽ coi bản thân và mẹ là một cá thể giống nhau. Sau đó, khi dần dần cảm nhận được sự tồn tại của bản thân, bé tự phân biệt mình và người khác bằng cách tự sở hữu những thứ của riêng mình.
Việc buộc trẻ phải chia sẻ sẽ phá hủy ý thức “sở hữu cá nhân” mà trẻ đang hình thành, thậm chí khiến bé có thể hình thành tính dễ dàng đưa đồ của bản thân cho người khác.
Giải pháp của bố mẹ: Không nên lên án hành vi của con hay ép buộc chúng phải chia sẻ. Theo thời gian, dần dần trẻ sẽ hiểu khái niệm chia sẻ, đặc biệt sau giai đoạn 3 tuổi. Khi trẻ dưới 3 tuổi, bạn chỉ cần giúp bé hiểu rằng chia sẻ không có nghĩa là mất đi món đồ, mà món đồ sẽ lại quay trở lại sau khi cho mượn.
6. Trẻ thích vầy nước
Phần lớn trẻ rất thích nghịch nước, bé có thể tự ý mở vòi hoặc nghịch rất lâu trong bồn tắm, hay vặn bình, lắc ly bắn tung tóe… Đối với bố mẹ, trò quậy phá này rất bẩn.
Thực tế với trẻ, nước là thứ kỳ diệu nhất trong tự nhiên: bé có thể nắm lấy nó bằng tay, rồi nước chảy qua các kẽ tay, đồ chơi có thể nổi lên dưới nước… Trong quá trình tiếp xúc và khám phá với nước, trẻ có thể cảm thấy các nhiệt độ khác nhau, các dạng vật chất khác nhau, giúp kích thích và phát triển các giác quan.
Giải pháp của bố mẹ: Nếu bạn lo con làm ướt hết nhà cửa hoặc ốm vì nước thì nên chủ động ấn định thời gian cho bé chơi, thay vì cấm con tham gia các trò lý thú này.
7. Trẻ vẽ khắp nhà
Phần lớn trẻ thích vẽ, bởi vì đó là phương tiện để bé thể hiện trí tưởng tượng phong phú và khả năng thực hành. Những hình vẽ tưởng chừng nguệch ngoạc, nhưng ẩn sau đó có thể là một chiếc ôtô, một con chim, một lâu đài nhỏ… mà bố mẹ với trí tưởng tượng khác biệt sẽ không hiểu rõ. Do không hiểu quy tắc, bé lấy bất cứ chỗ nào mình thích làm giấy vẽ: tường, sàn nhà… Việc bố mẹ ngăn cấm trẻ vẽ khắp nhà sẽ khiến bé giảm đi tính sáng tạo.
Giải pháp của bố mẹ: Nên mua cho con giấy, bảng để bé được thỏa sức vẽ. Nếu con bạn hay vẽ lên tường, hãy “ưu tiên” con bằng cách đặt một tấm bảng đủ lớn để con được vẽ theo cách chúng thích. Dần dần, con sẽ có ý thức về việc vẽ đúng nơi quy định.
8. Trẻ gắn bó đặc biệt với một thứ gì đó
Xu hướng này xảy ra ở nhiều trẻ: có đứa đặc biệt thích một chiếc khăn nhỏ, một bộ quần áo hình cái thuyền… Có trẻ lại chỉ mê duy nhất một con gấu bông. Khi không tìm thấy, không được đáp ứng, nhiều bé bắt đầu la hét, khóc lóc, dù được đưa những thứ tương tự để thay thế.
Xu hướng gắn liền với đồ vật của trẻ em là một loại hành động nhằm bổ sung cho cảm giác an toàn. Việc cố tình tách trẻ ra khỏi cảm giác thoải mái sẽ gây ra tác hại, ví dụ trẻ ngủ không ngon giấc vào đêm.
Giải pháp của bố mẹ: Hãy tôn trọng sự phụ thuộc này của con, đồng thời tạo cho con cảm giác về sự sẻ chia, cảm giác an toàn. Nhờ thế, dần dần, con sẽ quên cảm giác gắn bó đặc biệt với thứ đồ nào đó.
9. Trẻ gỡ tung các thứ đồ
Khoảng 2 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển một kỹ năng mới, đặc biệt là các bé trai. Trẻ thích tháo hết đồ chơi, điều khiển từ xa, vật dụng trong nhà… để xem có gì bên trong.
Sự thật là những trẻ này rất tò mò, có khả năng vận động mạnh. Việc tháo đồ ra để thử lắp lại có thể do bé bắt chước người lớn, nhưng giúp trẻ được khám phá, điều này có lợi cho sự quan sát và khả năng nhận thức của bé.
Giải pháp của bố mẹ: Thay vì để con khám phá những vật dụng gia đình, nên chủ động cung cấp cho bé các đồ chơi có thể tháo lắp như ôtô, lego…
Nguồn: Sưu tầm
Một số bài viết khác:
Homenest Media đơn vị cung cấp dịch vụ Digital Marketing
Sữa Dưỡng Tóc Collagen Kella A+ Dưỡng Chất Mềm Mịn, Cao Cấp
Hướng dẫn cài đặt Dropbox Replay lên các công cụ dựng phim phổ biến hôm nay
Danh sách Backlink Edu chất lượng – Phần 4
Tập đoàn TNG “làm sân cỏ nhân tạo” giá rẻ chất lượng
Danh sách Backlink Edu chất lượng PHẦN 3